5 Cách để Chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm học

Quá trình chuẩn bị cho kỳ thi có thể vất vả và tốn nhiều thời gian, nhưng thực ra không phải lúc nào cũng vậy! Bạn đừng căng thẳng hoặc cố gắng học nhồi nhét. Chỉ cần thực hiện một số việc đơn giản trước kỳ thi một thời gian, chắc chắn là bạn có thể tự tin và sẵn sàng cho mọi thứ trong kỳ thi.

1. Chuẩn bị ôn luyện

Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 1

Bắt đầu ôn luyện sớm. Bạn nên dành thời gian dư dả để xem lại các bài học trong lớp. Có lẽ bạn cần ước tính xem phải ôn bài trước bao lâu dựa vào khối lượng bài vở cần ôn tập. Ví dụ, nếu phải xem lại bài của cả một học kỳ, có thể bạn phải học trước vài tuần. Tuy nhiên, nếu đó là kỳ kiểm tra gồm vài chương, thời gian học trước có thể là một tuần, thậm chí chỉ 3,4 ngày cũng đủ.

  • Chỉ có bạn mới biết thời gian mình cần ôn bài là bao lâu, vì vậy bạn là người sáng suốt nhất trong việc quyết định thời điểm bắt đầu ôn bài.
  • Nếu cảm thấy tài liệu ôn tập đặc biệt khó, bạn hãy bắt đầu sớm hơn. Bạn cần dành đủ thời gian để thực sự nắm vững được bài, thực hành và ôn lại.

 

  • Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 1

    Bắt đầu ôn luyện sớm. Bạn nên dành thời gian dư dả để xem lại các bài học trong lớp. Có lẽ bạn cần ước tính xem phải ôn bài trước bao lâu dựa vào khối lượng bài vở cần ôn tập. Ví dụ, nếu phải xem lại bài của cả một học kỳ, có thể bạn phải học trước vài tuần. Tuy nhiên, nếu đó là kỳ kiểm tra gồm vài chương, thời gian học trước có thể là một tuần, thậm chí chỉ 3,4 ngày cũng đủ.

    • Chỉ có bạn mới biết thời gian mình cần ôn bài là bao lâu, vì vậy bạn là người sáng suốt nhất trong việc quyết định thời điểm bắt đầu ôn bài.
    • Nếu cảm thấy tài liệu ôn tập đặc biệt khó, bạn hãy bắt đầu sớm hơn. Bạn cần dành đủ thời gian để thực sự nắm vững được bài, thực hành và ôn lại.
    • Ngủ đủ giấc đêm trước ngày thi. Bộ não cần thời gian để xử lý một cách vô thức mọi thứ bạn nạp vào đầu. Vì vậy, bạn nên bắt đầu ôn sớm để không phải thức trắng đêm.
  • Đọc lại toàn bộ những ghi chép có liên quan đến bài thi. Bước này sẽ làm mới lại những kiến thức trong đầu bạn và giúp bạn nhớ lại những điều đã học. Qua đó bạn cũng sẽ hiểu rõ về mọi thông tin được ghi chép lại, biết phải tìm các thông tin đó ở đâu trong các ghi chép của mình, và còn điều gì có thể bị bỏ sót. Xác định xem những ghi chép của bạn có đủ cho việc ôn tập không. Bạn có nghỉ buổi học nào không? Có nội dung nào không được ghi chép lại không? Nếu có, có thể bạn cần phải mượn vở của bạn học để chép lại.
    Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 3
    Mượn vở của những bạn ghi chép bài cẩn thận. Nếu bạn không phải là người giỏi ghi chép, hoặc nếu vở ghi bài của bạn còn nhiều “lỗ hổng”, hãy hỏi bạn bè xem bạn có thể mượn vở của họ để sao chép lại không. Việc ghi chép bài cẩn thận có thể đem lại khác biệt lớn khi bạn ôn tập. Nó có thể giải thích những nội dung mà sách giáo khoa không giải thích rõ hoặc tô đậm các thông tin quan trọng, từ đó giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ hơn.

    Nếu bạn chỉ có 5 trang ghi chép, trong khi bạn học của bạn lại có đến 20 trang, có khả năng là bạn đã bỏ sót một số thông tin quan trọng. Bạn nên so sánh vở ghi chép của bạn với bạn bè để xem liệu phần chi chép của bạn có lỗ hổng nào không.

  • Đọc lại các phần quan trọng trong sách giáo khoa. Bạn nên đọc lại mọi phần được ghi tiêu đề trong sách và có trong đề cương để rút ra các thông tin quan trọng. Trong khi đọc lại những phần này, bạn hãy ghi nhớ những khái niệm chính cần học. Vừa đọc vừa viết ra các chi tiết quan trọng.

    • Ghi chú các tiêu đề của các chương và các phần trong khi đọc. Đó là những manh mối hiển nhiên cho thấy các khái niệm chính trong từng phần.Ngủ đủ giấc đêm trước ngày thi. Bộ não cần thời gian để xử lý một cách vô thức mọi thứ bạn nạp vào đầu. Vì vậy, bạn nên bắt đầu ôn sớm để không phải thức trắng đêm.[2]
      Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 2
      Đọc lại toàn bộ những ghi chép có liên quan đến bài thi. Bước này sẽ làm mới lại những kiến thức trong đầu bạn và giúp bạn nhớ lại những điều đã học. Qua đó bạn cũng sẽ hiểu rõ về mọi thông tin được ghi chép lại, biết phải tìm các thông tin đó ở đâu trong các ghi chép của mình, và còn điều gì có thể bị bỏ sót. Xác định xem những ghi chép của bạn có đủ cho việc ôn tập không. Bạn có nghỉ buổi học nào không? Có nội dung nào không được ghi chép lại không? Nếu có, có thể bạn cần phải mượn vở của bạn học để chép lại.
      Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 4

      Hỏi giáo viên về nội dung ôn tập cho kỳ thi. Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu quá trình ôn tập là hỏi thầy cô giáo về những nội dung bao gồm trong bài thi. Nhiều giáo viên sẽ cho biết về những nội dung có hoặc không có trong bài kiểm tra. Khi biết được bài kiểm tra bao gồm những nội dung nào, bạn có thể tập trung vào những kiến thức chính cần học.

      • Các giáo viên thường sẽ không nói chính xác những nội dung sẽ ra trong bài kiểm tra, nhưng họ có thể gợi ý cho bạn bằng cách phát đề cương hướng dẫn ôn tập hoặc thông báo về những nội dung cần học cho kỳ thi.

      2. Xem lại các kiến thức

      Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 5

      Đọc lại các ghi chép của bạn. Lần này bạn đọc lại để hiểu. Nói cách khác, bạn sẽ học các phần ghi chép đó, bắt đầu từ kiến thức cơ bản nhất. Như vậy, nếu đang học phần trường phái ấn tượng của môn lịch sử nghệ thuật, bạn cần phải biết trường phái ấn tượng là gì, các họa sĩ nổi tiếng nhất thuộc trường phái ấn tượng trong thời kỳ đó là ai.

      • Tự đặt những câu hỏi ai, cái gì, ở đâu, khi nào cho từng vấn đề của từng chủ đề/môn học cần chuẩn bị cho bài thi.
      • Bạn có thể học qua các thông tin tìm trên mạng, nhưng kiến thức tốt nhất để học là những điều được giảng trên lớp, vì các câu hỏi sẽ lấy từ các nội dung trong các giờ học. Đôi khi các thông tin trên internet có thể khác với các thông tin bạn tiếp thu được trong lớp.
      • Nếu định học các kiến thức trên internet, bạn hãy tìm các nguồn có đuôi .edu hoặc .gov.
      Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 6
      Ghi chép khi ôn tập. Phải rồi, bạn nên ghi chép thêm. Bạn có thể tô đậm hoặc gạch dưới các thông tin, nhưng việc viết ra thực sự sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn. Nhớ ghi ra các khái niệm mà bạn đang cố gắng để hiểu hoặc khó nhớ.

      Chia nhỏ các chủ đề phức tạp thành nhiều bước hoặc nhiều phần. Ví dụ, nếu bạn đang phải vật lộn với thứ tự các sự kiện lịch sử, hãy liệt kê từng sự kiện theo thời gian xảy ra. Ví dụ, đầu tiên là Linus Pauling khám phá ra DNA, sau đó là việc ông giành được giải thưởng. Viết ra khung thời gian và các sự kiện xảy ra. Những ghi chép kiểu này có thể giúp bạn nhớ lại kiến thức vì chúng giúp bạn hiểu bài hơn.

      Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 7

      Xem lại đề cương. Đề cương ôn tập là một sơ đồ về tất cả những điều cần học trong một khóa học. Đây một phương tiện tốt để bạn bắt đầu hiểu những ý chính và những chủ để cần học. Bạn hãy xem lại đề cương, tô đậm các tiêu đề và đề mục nhỏ. Đó là những phần mà ít nhất bạn cũng cần xem lại để hiểu được các ý lớn hơn đằng sau các chủ đề đó.

      • Một số giáo viên sẽ ghi chú số trang hoặc các chương trong sách chứa đựng từng phần của đề cương. Hãy ghi lại các trang này, vì đó là những phần mà bạn nhất định phải xem lại.
      Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 8
      Viết ra các chủ đề và đề mục chính mà bạn rút ra từ đề cương. Sau đó, hãy đọc qua một lượt các ghi chép của bạn xem có dòng ghi chép nào về các chủ đề đó không. Nhắc bạn lần nữa, nếu không có, bạn nên hỏi mượn vở của bạn học và đọc lại các phần trong sách bao hàm các đề tài đó. Các kiến thức có trong đề cương thường sẽ được nhắm tới trong bài thi.
      Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 9

      Xem lại các chỉ dẫn và các phần cần học. Một số sách có phần tóm tắt hoặc bình luận ngắn ở mỗi chương. Đó chính là nơi rất tuyệt để bạn xem lướt lại và hiểu được ý chính của các khái niệm. Tất nhiên, nếu bạn không biết phần tóm tắt đó nói về điều gì, hoặc nếu cần biết thêm chi tiết để khơi gợi lại trí nhớ, bạn có thể tham khảo phần chỉ dẫn ở cuối sách. Sau đó, hãy đọc lại các chương hoặc các đoạn cụ thể trong sách mà bạn cảm thấy khó nhớ.

      • Bạn có thể tìm chỉ dẫn trên mạng cho các nội dung đang học nếu không nhận được từ giáo viên.
      Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 10
    3. Chuẩn bị cho bài thi
  • Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 11

    Làm các thẻ học. Sau khi đã ghi chú mọi tài liệu cần học, bao gồm các nội dung trong sách và các ghi chép, bạn hãy dùng các thông tin đó để làm các thẻ học. (Lấy thẻ ghi mục lục hoặc cắt giấy ra thành các hình vuông để làm thẻ học). Chuyển các câu trần thuật thành câu hỏi.

    • Ví dụ, với câu trần thuật “Linus Pauling là một trong những nhà khoa học chủ yếu khám phá ra ADN”, bạn hãy viết lại trên thẻ học thành câu hỏi, “Ai là một trong những nhà khoa học chủ yếu khám phá ra ADN?” Viết câu hỏi lên một mặt và câu trả lời lên mặt kia.
    • Đôi khi một câu hỏi có thể làm lóe lên ý tưởng cho câu hỏi tiếp theo. Khi làm các thẻ học, bạn sẽ thấy rằng mình có thể quên học một số điều nào đó. Ví dụ câu hỏi “Những người cùng khám phá ra ADN là ai?” bắt nguồn từ câu câu trần thuật, vì từ “chủ yếu” sẽ nhắc bạn nhớ rằng còn có những người khác cũng góp phần khám phá ra ADN.
    • Nếu không trả lời được các câu hỏi tiếp theo, bạn nên tìm hiểu các thông tin và làm các thẻ học cho các câu hỏi đó.
    • Đầu tiên nên làm các thẻ học cho các kiến thức mà bạn cảm thấy khó nhớ hoặc khó nắm vững. Đây là những kiến thức mà bạn cần ôn lại nhất. Sau đó bạn có thể chuyển sang các kiến thức đã hiểu khá rõ.
    • Nên sao chép các thẻ học thành nhiều bản, vì khi đó bạn sẽ phải viết các câu hỏi và câu trả lời, và quá trình lặp đi lặp lại này sẽ giúp bạn nhớ các thông tin. Hơn nữa, bạn có thể đem theo các thẻ học theo mình và sử dụng chúng ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra cũng có các trang web có thể giúp bạn làm các thẻ học trên mạng.
    Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 12

    Tự làm trắc nghiệm. Khi đã viết mọi thứ ra các thẻ học, bạn hãy tự làm bài trắc nghiệm với các thẻ. Tiếp tục xem lại các câu hỏi mà bạn đã trả lời sai cho đến có lời đáp chính xác. Bạn có thể đem thẻ học theo mình và tự làm trắc nghiệm khi ngồi trên xe buýt. Bạn nên tự hỏi đáp trong vòng nửa tiếng, sau đó nghỉ một lát. Tiếp tục hỏi cho đến khi bạn có thể trả lời đúng hết.

    • Nếu bạn luôn trả lời sai một câu hỏi nào đó, hãy đọc lại sách giáo khoa để xem có điều gì mà bạn không hiểu không.
    Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 13

    Giải các bài luyện tập. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các bộ môn như toán học. Bạn hãy tập giải các bài tập trong sách mà bạn đã được giao về nhà. Giải thêm các bài tập ở cuối sách. Làm lại các bài mà bạn đã làm sai và cố gắng tìm hiểu tại sao bạn đã sai. Tiếp tục tập luyện cho đến khi bạn cảm thấy tự tin hơn với chủ đề đó.

    • Nếu vẫn còn thời gian trước kỳ thi, bạn có thể nhờ giáo viên hoặc bạn học hỗ trợ.
    Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 14
    Vào ngày thi, bạn hãy đặt chuông báo thức trước giờ thi ít nhất 2 tiếng. Các nhà khoa học tin rằng một đêm ngủ ngon trước ngày thi là yếu tố then chốt để có được điểm thi tốt hơn.[7] Một tiếng rưỡi trước giờ thi, bạn hãy ôn lại một lượt các chủ đề và đề mục nhỏ hơn trong đầu. Cũng như mọi lần, bạn hãy kiểm tra lại các ghi chú nếu thấy bí. Sử dụng các thẻ học để ghi các chi tiết nhỏ vào óc nếu bạn chưa nhớ. Ngừng học trước giờ thi ít nhất 15 phút, nhưng một tiếng thì tốt hơn. Nếu đã dành đủ thời gian để học bài, bạn sẽ cảm thấy sẵn sàng và thoải mái.

      4. Xác định các câu hỏi trong bài thi

 

  • Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 15

    Xem lại các bài thi trước đó. Nếu có bạn bè đã làm bài kiểm tra năm ngoái hoặc học kỳ trước, bạn hãy hỏi họ xem có thể xem bài của họ không. Ghi chú những câu hỏi đã được trả lời, các câu trả lời được đánh dấu đúng và không đúng. Nếu bạn đang học đại học, một số trường có lưu các bài thi của các lớp. Bạn có thể liên hệ với giáo sư để xin được xem những bài đó.

    • Mặc dù các bài thi trước đây có thể không cung cấp cho bạn những câu hỏi chính xác sẽ xuất hiện trong bài thi sắp tới, nhưng nó cũng sẽ giúp bạn có ý niệm rằng các kiến thức sẽ được kiểm tra như thế nào.
    • Điều này cũng sẽ cho bạn biết bài thi sẽ được chấm như thế nào. Bạn sẽ biết có nên trả lời dài và chi tiết không, hoặc các câu trả lời cần phải trực tiếp và đi thẳng vào vấn đề. Nếu bạn có cơ hội xem lại một bài kiểm tra có các câu trả lời, hãy chú ý vào những câu được điểm cao và những câu không được điểm cao. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý những ghi chú bên lề mà giáo viên chấm thi có thể giải thích về những chỗ bị trừ điểm.
    Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 16

    Xác định hình thức của bài thi. Việc xem các bài thi trước đây có thể giúp bạn biết hình thức của bài thi, liệu đó sẽ là bài thi trắc nghiệm gồm nhiều phương án để lựa chọn, là bài thi đòi hỏi các câu trả lời ngắn hay một bài luận. Nó cũng cung cấp thêm cho bạn các ý niệm về cách ôn tập. Bài thi có hỏi các thông tin cụ thể như ngày tháng và thời gian mà sự kiện diễn ra không, hay chỉ kiểm tra các ý lớn với sự diễn giải dưới hình thức một bài luận?

    • Nếu đã hiểu về hình thức của bài thi, bạn sẽ biết các kiến thức nào cần rút ra, và chúng cần thể hiện một cách chi tiết hoặc mở rộng như thế nào.
    • Bạn cũng sẽ có thể ước lượng được thang điểm. Liệu phần viết luận có giá trị hơn phần trắc nghiệm không? Khi nghiên cứu các bài thi trước đây, bạn có thể đánh giá được những kiến thức bạn đã học và đánh giá lại.
    Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 17
    Đến lớp vào hôm trước khi thi. Một hoặc hai ngày trước khi thi, các giáo viên thường cung cấp nhiều thông tin hơn về bài thi. Đôi khi các thầy cô giáo còn nói chính xác những kiến thức sẽ có và không có trong bài thi, tuy rằng không phải luôn như vậy. Thầy cô giáo của bạn còn có thể cung cấp các chỉ dẫn ôn tập khi đưa ra các thông tin, và bạn có thể bỏ lỡ nếu không đi học vào những ngày này.

          5. Lập nhóm học tập

 

  • Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 18
    Học cùng một bạn học. Bạn hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp và cùng nhau ôn tập. Không nhất thiết phải lập các nhóm học chính thức. Các bạn có thể chỉ cần đọc lại các ghi chép của nhau xem mình có bỏ sót điều gì không, đồng thời thảo luận về các khái niệm mà các bạn cho rằng sẽ ra trong bài thi.
    Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 19
    Kiểm tra lẫn nhau. Hỏi từng người những câu hỏi có thể xuất hiện trong bài thi. Sử dụng các thẻ học để hỏi nhau, hoặc nhờ bạn bè nghĩ ra các câu hỏi mới mà bạn không nghĩ tới. Ngay cả khi sử dụng cùng một câu hỏi mà bạn viết trên thẻ học, bạn có thể thấy rằng trải nghiệm sẽ khác khi một người khác hỏi bạn. Rất có thể là bạn bè sẽ khiến bạn có trách nhiệm trả lời câu hỏi một cách thật đầy đủ.
    Tiêu đề ảnh Prepare for an Exam Step 20
    Trao đổi với bạn bè về các khái niệm. Đôi khi bạn có thể học được nhiều hơn chỉ bằng cách đơn giản là thảo luận về các khái niệm trong các cuộc trò chuyện với những người khác ngoài thầy cô giáo của bạn. Nhờ đó, bạn có thể hiểu các thông tin theo một cách khác, thậm chí điều này còn giúp bạn hiểu sâu hơn. Bạn có thể đem đồ ăn vặt đến cho nhóm bạn học hoặc hẹn gặp nhau ở quán cà phê để tạo không khí thân mật, thoải mái và vui vẻ.

    Nguồn: https://www.wikihow.vn/